Quá trình phát triển của Định tuyến RIP, EIGRP, OSPF, BGP

Mọi người vừa trải qua 6 tiếng không có mạng xã hội yêu thích là Facebook và các ứng dụng của hãng, tin xấu là mọi hoạt động liên quan tới việc sử dụng tài khoản Facebook và các ứng dụng của hãng như Instagram, whatapp…đều phải dừng lại đã làm tổn thất đến lợi ích của chính họ cũng như hàng triệu người dùng.

Vậy, câu hỏi đặt ra là điều gì đã xảy ra, tại sao Innotel lại muốn viết về điều này, bởi vì theo nguồn tin từ Kỹ sư của hãng cho biết điều này xảy ra bởi hạ tầng Mạng nới Facebook đặt các máy chủ và được các Router dẫn đường. Điều này làm cho chúng tôi cảm thấy rằng dù hạ tầng mạng có tốt đến đâu đều sẽ có nguy cơ tìm ẩn và hãy luôn thận trọng.

Trích câu trả lời kỹ thuật Facebook:

“Các nhóm kỹ sư của chúng tôi đã biết rằng những thay đổi cấu hình trên các bộ định tuyến đường trục điều phối lưu lượng mạng giữa các trung tâm dữ liệu của chúng tôi đã gây ra sự cố làm gián đoạn giao tiếp này. Sự gián đoạn này đối với lưu lượng mạng đã ảnh hưởng đến cách các trung tâm dữ liệu của chúng tôi giao tiếp, khiến các dịch vụ của chúng tôi tạm dừng.”

Từ góc nhìn Innotel, lỗi đến từ việc định tuyến đường đi hay còn gọi là Routing, chắc chắn các Datacenter của Facebook sử dụng giao thức BGP để thiết lập các kết nối, chúng tôi có thể khẳn định điều này vì nhiều căn cứ:

  • Liên kết giữa các Datacenter không thể là một giao thức định tuyến nội bộ như OSPF, EIGRP….càng không thể là static. Vì giao thức nội bộ chỉ có thể hoạt động tốt khi một khối lượng tuyến đường không lớn từ 32K routes đến 120K, sẽ rắc rối nếu số lượng lớn như 800K Routes thế giới.
  • Các liên kết giữa các Datacenter sẽ cần phải có một giao thức có khả năng tạo các chính sách lọc các tuyến đường, không giao thức nào tốt hơn BGP
  • Facebook chắc chắn cần Load Balance các dữ liệu traffic của họ
  • Các Datacenter đều lựa chọn BGP là giao thức định tuyến giao tiếp giữa các Tổ chức có một khối lượng lớn tuyến đường đi (Routes), không có lý do gì Facebook dùng OSFP để giao tiếp với một trung tâm Datacenter dùng BGP.
  • BGP sẽ giúp cho các tổ chức với lượng tuyến đường lớn sẽ định danh bằng các con số, chúng tôi sẽ nói rõ hơn dưới đây.

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về định tuyến một chút, khởi đầu của định tuyến là các giao thức cơ bản và có phần đơn sơ như static routing, nghĩa là các kỹ sư sẽ cấu hình vào một con thiết bị liên kết dây mạng với các thiết bị khác để tạo ra đường đi và ra lệnh cho thiết bị biết nên đi đâu về đâu. Điều này mệt mỏi vì càng ngày mạng Internet ngày càng phì ra với tốc độ cực nhanh, họ sẽ không thể nào làm nổi, cần phải thay đổi cách thức và giao thức RIP ra đời.

RIP là một giao thức mà nó sẽ quảng bá cho người hàng xóm mình biết rằng nó đang có các tuyến đường nào, ví dụ nó đang có tuyến đường Trường Chinh và người hàng xóm có tuyến Trần Đình Xu, vậy khi bạn cần đến Trần Đình Xu bạn sẽ phải đi qua hàng xóm, và nếu đi đến một tuyến đường không có trong hàng xóm thì lúc này người hàng xóm sẽ phải chỉ cho nó biết đi tới một thiết bị khác, trường hợp đi đến Trường Chinh thì bản thân nó đã biết. Điều này diễn ra tự động nên được gọi là Routing Dynamic. Tuy nhiên, nó gặp phải vấn đề rằng những thiết bị chỉ biết tuyến đường dựa hoàn toàn vào Hàng Xóm gửi qua mà lại không hề có một cái bảng đồ tổng thể mọi tuyến đường, và nó cũng chẳng biết nên đi đường nào là tốt nhất nếu có hai sự lựa chọn.

Từ đây, EIRGP & OSPF ra đời với sự cải tiến tối thượng là nó sẽ ghi nhận một bảng dữ liệu bao gồm các thông tin tuyến đường, đường nào có băng thông rộng, độ trễ thấp, trạng thái của đường tuyến đường đang hoạt động hay đã ngắt, từ đó đưa ra quyết định nên đi đến đâu là tốt nhất. Bảng dữ liệu này cập nhật theo thời một khoản thời gian nhất định, đương nhiên nó cũng tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên RAM, CPU của thiết bị để xử lý và lưu trữ. Nhưng vẫn chưa dừng lại mọi chuyện chỉ mới bắt đầu, không đơn giản như vậy !

Các rắc rối bắt đầu phát sinh, các Công Ty và Tổ Chức ngày một lớn, nhu cầu tham gia mạng lại càng lớn, nguy cơ bảo mật hạ tầng, thúc đẩy cho các kỹ sư đặt ra các vấn đề cần giải quyết như: không thể xác định được các tuyến đường này đến từ Quốc Gia nào ? đơn vị đó tên gì ? chặn hay không chặn ? một đường đi đến thì nhanh nhưng về thì chậm thì phải làm sao ? lượng tuyến đường (Routes) lớn quá lớn làm sao để có thể lưu trữ và xử lý chúng ? đến một điểm sẽ đi qua các nơi nào trên thế giới ?….có thể thấy rất nhiều vấn đề mới. BGP ra đời.

BGP, hãy hình dung giao thức định tuyến này giống như một bản đồ thế giới, vậy bản đồ thế giới có gì ? là các quốc gia Trung Quốc, Nga, Mỹ…đó là các tên gọi để phân biệt, BGP cũng vậy nó có con số để phân biệt chạy từ 1 đến 65535, trong đó 1 đến 64511 là số mà các tổ chức giao tiếp với nhau gọi là Public, 64512 đến 65535 là con số các tổ chức sử dụng trong nội bộ của họ, các quốc gia khi tham gia vào mạng sẽ được đánh một con số, ví dụ VN là 7552 gọi là AS, các tuyến đường mang giá trị AS 7553 đồng nghĩa đó đến từ Việt Nam, và trong việt nam có thể sẽ có thêm các con số khác cho các tổ chức của Việt Nam như FPT, CMC, VNPT….BGP có thể xử lý một lượng lớn tuyến đường với các chính sách lọc Import/Export, có thể điều chỉnh đường đi và lẫn đường về của dữ liệu, để đi tới một điểm nó sẽ đi qua các quốc gia tổ chức nào đều sẽ được liệt kê, BGP có 12 bước để xác định được nên đi đường nào là tốt nhất. Thừa hưởng các điểm mạnh của các giao thức Routing nội bộ RIP, EIGRP, OSPF, ISIS và giải quyết các vấn đề mới là điều mà BGP làm được. Và chúng ta sẽ cùng hy vọng trong tương lại sẽ có một giao thức tuyệt vời hơn xuất hiện. 

Mời bạn đánh giá

Call Now